Hiển thị 1–12 của 20 kết quả

Áo ngũ thân là một loại trang phục truyền thống của người Việt Nam, ra đời năm 1744, sau cải cách trang phục Đàng Trong của chúa Nguyễn Phúc Khoát (là vị chúa thứ 8 trong 9 vị chúa Nguyễn)
Áo may cho nam có cổ cao, thẳng và vuông tượng trưng cho sự chính trực của người quân tử. Áo có 5 nút (làm bằng kim loại, đá, gỗ,…) tượng trưng cho 5 tính cách: sinh, lễ, nghĩa, trí, tín.
Áo ngũ thân có 2 thân trước, 2 thân sau được cắt rời tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, thân con nằm trong tượng trưng cho mình (người mặc). Tà rộng, càng xuống càng xòe ra, tà áo cong.
Áo ngũ thân xưa có 2 loại chính là áo ngũ thân tay chẽn (tay áo được bó vào tay người mặc) và áo ngũ thân tay thụng (hay còn gọi là áo tấc, áo này tay được may rộng ra 20cm đến 30cm tùy vào người mặc, tay áo vuông góc với thân áo và dài bằng hoặc hơn tà áo).
Đến đời vua Gia Long trị vì 1802-1820 (Nguyễn Phúc Ánh) là cháu nội của chúa Nguyễn Phúc Khoát và vua Minh Mạng trị vì 1820 -1841 (Nguyễn Phúc Đảm) là con của vua Gia Long thì hình ảnh áo ngũ thân xuất hiện rất nhiều trong Hoàng Gia cũng như trong đời sống của người dân. (File hình tư liệu áo dài xưa)
Áo ngũ thân từ lúc xuất hiện đến nay đã trải qua hàng mấy trăm năm phát triển, ngày nay người thợ may có thay đổi chút xíu về cổ áo phụ nữ cho phù hợp với đời sống hiện đại như cổ áo may rộng hơn để dễ cài nút (thay vì nút áo chật nên thường được tháo ra như người xưa mặc trong những tấm hình còn lưu lại), hoặc áo thường phục thì có thể may cổ kiềng (File hình tư liệu áo dài xưa). Áo kết 1 nút, tay có thể rộng hơn chút xíu để dễ dàng làm việc trong lúc mặc.
Áo ngũ thân không phân biệt tầng lớp, giới tính và độ tuổi.